Cách nuôi gà tre có tỉ lệ sống lên đến hơn 90%

Trong bài viết dưới đây, Sv388 xin chia sẻ cách nuôi gà tre chi tiết đến quý bạn đọc. Hi vọng với những thông này quý khách hàng sẽ có thêm kiến thức bổ ích chăm sóc đàn gà tre đúng cách.

1. Chọn con giống gà tre

1.1 Giống gà tre

Gà tre được biết đến là giống gà đặc trưng ở vùng Tây Nam Bộ nước ta. Đặc điểm nhận dạng của gà tre là có trọng lượng rất nhỏ. Trong đó con trống trưởng thành chỉ từ 500 – 800 gram/con. Và con mái trưởng thành đạt từ 400 – 600 gram/con. Đồng thời gà sở hữu bộ lông mượt mà, óng ả với màu sắc đa dạng vô cùng bắt mắt. Chính bởi lợi thế về ngoại hình như vậy nên gà tre được nuôi chủ yếu phục vụ làm cảnh. Bên cạnh đó, gà tre cũng được nuôi làm gá đá trong các trận đá gà trực tiếp.

Trong quá trình sinh trưởng, gà tre cũng được đánh giá là có sức đề kháng khá tốt, khỏe mạnh cho chất lượng thịt ngon. Bởi vậy, trong thời gian gần đây nhiều chủ trang trại chuyển hướng nhân giống và chăn nuôi gà tre đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tại nước ta, ngoài gà tre Nam Bộ thì còn có sự xuất hiện của gà tre Nhật, gà tre Thái, gà tre Tân Châu và gà tre Mỹ.

Xem thêm: cách nuôi gà con

1.2 Kinh nghiệm chọn con giống gà tre

Tùy vào mục đích nhân giống chăn nuôi sẽ có kinh nghiệm lựa chọn con giống khác nhau. Song nhìn chung cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Chỉ nên mua giống trại các trang trại bán giống gà chất lượng uy tín có kinh nghiệm.
  • Lựa chọn con giống gà tre nhanh nhẹn, khỏe mạnh, lông khô, bông và không hề bị dính bết. Đặc biệt là không được có bệnh tật gì.
  • Xem kĩ hậu môn không bị ướt hoặc gà đi phân trắng.
  • Nên chọn con giống có chân vàng bóng đi lại vững vàng. Và mỏ gà khép kín.

2. Cách nuôi gà tre nhanh lớn ít bệnh

2.1 Đảm bảo các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng

Nếu mua giống từ các trang trại giống về bà con cần lưu ý trong quá trình vận chuyển. Cụ thể nên vận chuyển gà giống vào buổi sáng hoặc chiều mát tránh để gà bị sốc nhiệt hay quá ngột ngạt. Không nên vận chuyển gà vào những ngày thời tiết không thuận lợi.

Chuẩn bị sẵn đèn sưởi làm ấm lồng úm trước khi thả gà tre con vào. Đồng thời duy trì ổn định nhiệt độ, ánh sáng để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho gà tre phát triển.

2.2 Cách chăm sóc gà tre theo từng giai đoạn

Từ khi mới nở đến lúc được 1 tháng tuổi

Trong khoảng thời gian từ 1 – 2 ngày khi gà tre vừa nở, bà con chỉ nên cho gà uống nước pha vitamin C hoặc Electrotyle. Về thức ăn thì cho gà sử dụng tấm nấu chín hoặc trộn cùng ngô đập vỡ mảnh đã ngâm đến khi mềm nhuyễn. Tần suất cho ăn từ 4 – 5 bữa/ngày.

Cách nuôi gà tre có tỉ lệ sống lên đến hơn 90%

Cho đến ngày thứ 3 bà con tăng dần lượng thức ăn lên. Từ 7 ngày tuổi trở đi thì có thể pha thuốc cầu trùng vào thức ăn để phòng bệnh. Bà con dùng Rigecoccin 1gr/10 kg thức ăn (hoặc sử dụng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).

Khi gà trên 22 ngày tuổi thì bắt đầu tập cho gà tre con ăn thóc, ngô vỡ mảnh, cơm hay cám viên tự ép…

Sau một tháng tuổi gà con đã bắt đầu thích nghi với nhiệt độ và các yếu tố môi trường xung quanh. Khi này bà con nên để gà ra ngoài sân tắm nắng, làm quen với mặt đất để gà tự sản sinh đề kháng. Riêng đối với gà tre nếu nuôi nhốt hoàn toàn, sản lượng trứng sẽ giảm đi rõ rệt.

Từ 1 – 2 tháng tuổi 

Từ 1 – 2 tháng tuổi thì gà tre bắt đầu có những thay đổi nhanh chóng. Chúng bắt đầu bung lông, nở mình. Bất cứ ai nhìn cũng cảm thấy yêu thích những cục bông gòn màu sắc đáng yêu này.

Từ 2- 5 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn này, gà tre sẽ phân biệt giới tính rõ ràng. Đối với gà trống sẽ bắt đầu tập gáy, trổ mã, trổ hình, bộ lông gà nhanh chóng phát triển hoàn thiện. Để gà phát triển thuận lợi cần nuôi tách riêng.

Dù là gà mái hay gà trống thì bà con cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho quá trình phát triển của gà trống và quá trình sinh sản của gà máu. Khi gà mái đạt độ tuổi từ 4 – 4,5 tháng sẽ hoàn thiện dần. Và đến khoảng 5,5 – 6 tháng tuổi chúng bắt đầu đẻ trứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt gà tre mái đến tháng thứ 8 mới bắt đầu đẻ.

2.3 Kỹ thuật nuôi gà tre đá

Với gà tre đá từ 7 tháng tuổi gà trống sẽ bắt đầu thay lông tự nhiên, thêm bờm và nở nang hơn. Khi này, bà con nên tác riêng để chúng không đá lẫn nhau. Để gà tăng sức đề kháng, ít bệnh và thư giãn bà con nên cho gà ra tắm nắng từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Đồng thời bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết: B12, B1. Và các loại rau xanh, thịt tanh, cám viên ép từ các loại ngũ cốc.

Xem thêm: ảnh gà tre đẹp

Thời gian xổ gà: khoảng 2 lần/tuần vào nghệ cách 12 giờ sau khi xả nghệ. Đến khoảng 10 giờ đên thì cho gà tre uống nước và tiếp tục phun rượu vào 2 bên cánh. Bà con thực hiện khoảng 2 lần/tuần nhằm mục đích cho gà tre sung hơn.

2.4 Thức ăn nuôi gà tre

Yếu tố dinh dưỡng luôn quan trọng ảnh hưởng đến mọi giai đoạn phát triển của gà tre. Đối với loại gà này bà con nên cho gà ăn các loại thức ăn tự nhiên đảm bảo sạch sẽ, chất lượng. Bổ sung đầy đủ: tinh bột, chất tanh, rau xanh vitamin và chất khoáng.

Đặc biệt, với gà tre bà con không nên cho gà ăn thức ăn là cám công nghiệp. Bởi loại cám này có lượng đạm rất cao dễ khiến gà béo phì, làm nó bị vẹo lườn đi lại 2 hàng trông rất xấu. Đặc biệt còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Với gà mái nó làm giả khả năng sinh sản của gà tre.

2.5 Vệ sinh phòng bệnh cho gà tre

Khi chăm nuôi gà tre cần đảm bảo dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. Nhất là trong giai đoạn gà tre còn ít ngày tuổi sức đề kháng yếu.

Hàng ngày cần thay rửa máng ăn và dọn dẹp thức ăn trong chuồng nếu gà không ăn hết. Tránh để thức ăn vương vãi lung tung gây ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.

Nếu nền sử dụng chất độn thì cũng cần phải thay thường xuyên không để nó ướt. Đặc biệt là khi dùng chất độn từ rơm. Xung quanh khu vực chuồng nuôi cũng cần được dọn dẹp phát quanh sạch sẽ, rắc vôi định kỳ để tẩy uế khử khuẩn.

Ngoài ra, để chủ động phòng ngừa bệnh cho gà tre bà con cần nhớ lịch tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gà. Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc gà tre. Lưu ý với gà tre nuôi để tham gia các trận đá gà cựa sắt hay cựa dao cần có cách chăm sóc kỹ lưỡng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *